Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị Doanh nghiệp

Sau khi hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp được ký kết giữa doanh nghiệp (Bên A) và cơ quan định giá (Bên B) thì các Bên sẽ tiến hành các công việc sau:

1. Trách nhiệm Bên A:

       -    Khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

       -    Mời cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính cho kỳ (năm) kế toán kết thúc tại ngày khóa sổ kế toán.

2. Trách nhiệm của Bên A và Bên B:

2.1  Kiểm kê và phân loại tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

Kiểm kê, phân loại tài sản, công nợ tại thời điểm khóa sổ kế toán (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, công nợ phải thu, công nợ phải trả).

2.1.1. Kim kê phân loi tài sn:

2.1.1.1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có do doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; xác định tài sản, tiền mặt thừa, thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.

2.1.1.2. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:

a) Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.

b) Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý.

c) Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có).

d) Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi.

2.2 Đối chiếu, xác nhn và phân loi các khon công n, lp bng kê chi tiết đối vi tng loi công n theo quy định sau:

2.2.1. Nợ phải trả:

a) Đối chiếu, xác nhận nợ theo chủ nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuế và phải nộp ngân sách nhà nước khác) trên cơ sở đó phân tích rõ các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, nợ phải trả nhưng không phải thanh toán.

 b) Nợ phải trả nhưng không phải thanh toán là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại, cụ thể như sau:

       - Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không xác định cơ quan hoặc cá nhân kế thừa.

       - Nợ của các chủ nợ là cá nhân đã chết nhưng không xác định người kế thừa.

       - Nợ của các chủ nợ khác đã quá hạn nhiều năm nhưng chủ nợ không đến đối chiếu, xác nhận. Trong trường hợp này doanh nghiệp cổ phần hoá phải có văn bản thông báo gửi trực tiếp đến chủ nợ hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm kiểm kê.

2.2.2. Nợ phải thu:

a) Phân tích rõ nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

 Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.  

b) Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công...

2.3. Xử lý tài chính trước khi xác định giá tr doanh nghip:

2.3.1. Tài sản: Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản như sau:

a) Xử lý đối với tài sản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân.

b) Xử lý đối với tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quyết định cổ phần hoá, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý.

c) Xử lý đối với công trình phúc lợi.

     2.3.2. Nợ phải thu:

a) Xử lý đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi.

b) Xử lý đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác.

c) Xử lý đối với các khoản doanh nghiệp đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

     2.3.3. Nợ phải trả:

     a) Xử lý đối với Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán được hạch toán tăng vốn nhà nước.

     b) Xử lý đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

     c) Xử lý đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng thương mại nhà nước.

     d) Xử lý đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên: Thanh toán dứt điểm trước khi chuyển thành công ty cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2.3.4. Xử lý các khoản dự phòng, lỗ và lãi:

     a) Xử lý đối với các khoản dự phòng.

     b) Xử lý đối với các khoản lãi, lỗ phát sinh.

2.3.5. Xử lý đối với vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác:

2.3.6. Xử lý đối với quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi:

2.4. Lập biên bản xác định giá trị doanh nghiệp:

Lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp gồm các tài liệu sau:

1/ Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp.

2/ Bảng kiểm kê và xác định giá trị tài sản.

3/ Lập Bảng cân đối kế toán sau khi xác định giá trị doanh nghiệp (gồm 03 cột sổ số đơn vị, số xác định lại, chênh lệch).

4/ Lập các phụ lục thể hiện chi tiết tài sản, công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

5/ Các văn bản đóng kèm các phụ lục trên (phô tô các văn bản chính của tài sản), gồm:

            + Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

            + Quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh.

             + Quyết định quyền sử dụng đất (hay Hợp đồng thuê đất), sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp.

             + Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp.

            + Các tài liệu khác (nếu có).

2.5. Bảo vệ số liệu: Bảo vệ số liệu với cơ quan cấp trên về giá trị doanh nghiệp để chuyển sang công ty cổ phần.   

Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Khang: 0975.18.33.66
Mr. Hà: 0914.338.348
0975.18.33.66
Thông tin thẩm định
Văn bản pháp luật
Quảng cáo