Tin tức sự kiện

Bảo vệ và định giá thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa

Bảo vệ và định giá thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa

Với mục tiêu dài hạn trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước đang dần rút khỏi sự hiện diện của mình tại các doanh nghiệp do nhà nước chi phối. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình cổ phần hóa gặp khó khăn trong việc định giá giá trị doanh nghiệp, và đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến định giá tài sản vô hình nói chung và định giá thương hiệu nói riêng.
Từ thực tiễn cho thấy, các nghiên cứu trên thế giới và các tổ chức định giá nổi tiếng như Interbrand, Brand Finance,… đã đưa ra các phương pháp, mô hình định giá thương hiệu; cùng với đó, thông tư số 06/2014/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã khắc phục một số nhược điểm của các thông tư trước đó về hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình nói chung, cũng như nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, tuy nhiên liên quan đến thương hiệu thì thông tư không đề cập cụ thể và các vấn đề khác liên quan chuẩn mực kế toán cho thương hiệu cũng chưa có hướng dẫn, do đó, việc các doanh nghiệp áp dụng vào thực tiễn vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện việc định giá thương hiệu.
Bảo vệ thương hiệu Việt
Thương hiệu vốn dĩ luôn là một trong những tài sản vô giá của các doanh nghiệp, cá nhân khi hành nghề kinh doanh. Bằng việc tạo ra những khác biệt rõ nét giữa các sản phẩm thông qua thương hiệu, duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, các công ty đã tạo ra giá trị cho thương hiệu của mình và những giá trị này có thể chuyển thành lợi nhuận tài chính cho công ty. Trên thế giới có những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu chiếm đến 70% tổng giá trị. Trong khi đó tại Việt Nam, các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp lớn đã không đề cao thương hiệu cũng như việc đăng ký bảo hộ thương hiệu dẫn đến mất tài sản trí tuệ do mình tạo ra. Hơn nữa khi doanh nghiệp không định giá được thương hiệu, nhà nước sẽ bị thất thoát lớn khi cổ phần hóa.
Vấn đề bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Câu chuyện lịch sử về việc các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam hoạt động kinh doanh rất tốt tại thị trường trong nước, nhưng khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế thì bị mất, do các đối thủ ngoại đã đăng kí độc quyền thương hiệu (như câu chuyện về thương hiệu thuốc lá Vinataba, cà phê Buôn Ma Thuột hay nước mắm Phú Quốc,…).
Bên cạnh đó, hành vi sáp nhập và mua lại diễn ra song song với sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Một trong những lý do để mua lại một thương hiệu riêng biệt của một công ty khác là giành thêm thị phần. Điển hình trên thế giới, điều này đã xảy ra với vụ mua bán - sáp nhập trị giá 1.04 tỷ USD giữa Colgate-Palmolive với American Home Product, trong đó công ty American Home Product đã bán thương hiệu kem đánh răng Kolynos vào ngày 9 tháng 1, 1995. Sau sáp nhập, thị phần của Colgate trên thị trường kem đành răng thế giới đã tăng từ 40% lên 50%; về sau, thương hiệu Dạ Lan cuối cùng cũng bị Colgate-Palmolive thâu tóm và dần biến mất khỏi thị trường.
Trong nhiều thương vụ M&A, giá trị của tài sản vô hình như thương hiệu bị định giá thấp. Trong hầu hết các trường hợp, giá của tài sản vô hình được dựa trên lợi thế thương mại giữa bên mua và bên bán mà không được tính toán một cách hợp lý. Các nhà tư vấn trong nước không thể hỗ trợ cho bên bán do họ thiếu kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này. Điều quan trọng cần đề cập là trong một số trường hợp, bên mua thậm chí còn từ chối trả tiền cho giá trị thương hiệu và giá của thương vụ chỉ giới hạn trong tài sản hữu hình. Điều này gây bất lợi lớn cho bên bán, khi đã mất rất nhiều công sức vào việc xây dựng thương hiệu.
Định giá giá trị thương hiệu DNNN khi cổ phần hóa
Cùng với việc bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt, việc xây dựng, phát triển và định giá đúng giá trị thương hiệu cũng rất quan trọng. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận giá trị thương hiệu cao, tạo được uy tín trên trường quốc tế. Điển hình như VietinBank nằm trong Top 400 Thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016 theo đánh giá của công ty Tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu Brand Finance.
Hàng năm, các công ty định giá thương hiệu hàng đầu, cũng như các tổ chức tài chính, tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới công bố danh sách các thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, đến nay, có 2 danh sách của hai tổ chức lớn trên thế giới đã công bố các danh sách các thương hiệu có giá trị lớn nhất tại Việt Nam, đó là top 40 thương hiệu doanh nghiệp giá trị lớn nhất tại Việt Nam của tạp chí Forbes và top 50 thương hiệu Việt Nam của công ty định giá thương hiệu uy tín trên thế giới Brand Finance.
Bảng 1. 10 thương hiệu Việt nam có giá trị cao nhất (Đơn vị: USD)
Bảng 1.1. Theo tạp chí Forbes

STT

Thương hiệu 

Giá trị

1

Vinamilk

1.52 tỷ

2

Viettel

752.8 triệu

3

Vingroup

279 triệu

4

Sabeco

247 triệu

5

FPT

171 triệu

6

Vietinbank

147 triệu

7

Vietcombank

135 triệu

8

Masan Consumer

126 triệu

9

BIDV

125 triệu

10

Vietnam Airlines

78 triệu


Bảng 1.2. Theo công ty Brand Finance

STT

Tên thương hiệu 

Giá trị

1

Vinamilk

1.010 tỷ

2

Viettel

973 triệu

3

Petro Việt Nam

564 triệu

4

Mobifone

539 triệu

5

Vinhomes

511 triệu

6

Sabeco

369 triệu

7

Masan Consumer

305 triệu

8

FPT

302 triệu

9

Vinaphone

 

Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Khang: 0975.18.33.66
Mr. Hà: 0914.338.348
0975.18.33.66
Thông tin thẩm định
Văn bản pháp luật
Quảng cáo